Phân biệt các loại gỗ công nghiệp trong thi công nội thất như thế nào? Hiện này nội thất của văn phòng hoặc nội thất của gia đình đều là những sản phẩm đều được làm từ chất liệu gỗ công nghiệp như MDF, HDF, MFC tuy nhiên hầu như rất ít người dùng có thể phân biệt được chúng. Người ta thường dùng những loại gỗ này để sản xuất vật dụng gia đình như vật dụng bàn, ghế, tủ,...Cùng IKEADESK tìm hiểu về những loại gỗ này nhé!
Gỗ công nghiệp là gì?
Khác với gỗ tự nhiên khi khai thác xong thì sẽ cho vào sản xuất và sử dụng ngay nhưng gỗ công nghiệp thì cần phải qua giai đoạn xử lý chế biến như là băm nhỏ, xay bột cho đến dùng keo ép lại sao cho dày rồi mới đưa vào sử dụng được.
Ngày nay khi mà gỗ tự nhiên ngày càng đắt đỏ và khan hiếm hơn thì gỗ công nghiệp dần được đưa vào thay thế nhưng so về bền đẹp và tuổi thọ lại không cao như là gỗ tự nhiên.
Loại gỗ công nghiệp này vẫn sở hữu những điểm nổi bật riêng của nó như không cong hay vênh vì thế gỗ công nghiệp được lựa chọn để sản xuất nội thất trong thời điểm hiện tại.
Ưu điểm của gỗ công nghiệp
- Giá thành: so với gỗ tự nhiên thì gỗ công nghiệp sẽ gia công đơn giản và dễ dàng hơn, chi phí cho nhân công cũng ít hơn thêm vào có khi sử dụng gỗ công nghiệp sẽ không có công đoạn tẩm sấy hay lựa chọn kỹ như gỗ tự nhiên mà giá phôi cũng thấp hơn, do đó gỗ công nghiệp giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên mà mức chênh lệch giá tùy vào từng loại gỗ.
- Không cong vênh: ưu điểm nổi bật của gỗ công nghiệp là không cong vênh và co ngót, bên cạnh đó cánh phẳng có thể làm và sơn đủ màu khác nhau, hiện nay phong cách trang trí bằng nội thất hiện đại và trẻ trung do đó gỗ công nghiệp sẽ là sự lựa chọn hàng đầu.
- Thời gian thi công sản xuất nhanh: thời gian thi công của gỗ công nghiệp sẽ nhanh hơn gỗ tự nhiên và sản xuất ra rất nhiều sản phẩm vì phôi gỗ thông thường sẽ có sẵn và ở dạng tấm nên bạn chỉ cần cắt, ghép và dán do đó không phải mất công xẻ gỗ và bào hoặc là gia công đánh bóng bằng giấy ráp…
- Phù hợp với nhiều phong cách: gỗ công nghiệp phù hợp với phong cách hiện đại và trẻ trung, ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực.
Gỗ công nghiệp MFC
MFC có tên đầy đủ là Melamine Faced Chipboard nghĩa là gỗ dăm và được phủ Melamine trên bề mặt.
MFC OSB: đây là gỗ ván dăm có định hướng OSB và chính là sản phẩm ván gỗ thành phần là vỏ bào cùng các chất dính.
MFC FB: loại này được tạo ra từ nguyên liệu gỗ rừng trồng bởi các cây ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su,... do đó có độ bền cơ lý cao và có kích thước rộng, phong phú về chủng loại.
Nguyên liệu: người ta sử dụng gỗ rừng có thời gian ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su,... để có thể sản xuất gỗ công nghiệp MFC.
Quy trình sản xuất: gỗ rừng sẽ được cho vào dăm gỗ, khi đó sử dụng keo công nghiệp và ép với cường độ cao sau đó tạo thành dạng tấm có độ dày 9, 12, 15, 18, 25 ly,...và cuối cùng là ván gỗ sẽ được phủ là Melamine trên bề mặt và chống trầy hoặc thấm nước.
Kích thước: Gỗ MFC có độ dày mỏng khác nhau tuy nhiên độ dày tiêu chuẩn thường là 18mm cho đến 25mm, kích thước tấm ván đạt chuẩn là 1220mm x 2440mm.
Phân loại: Có hai loại đó là gỗ MFC thường và gỗ MFC lõi xanh có khả năng chịu ẩm.
- Gỗ MFC thường: loại này được dùng trong việc gia công sản phẩm như bàn họp, bàn làm việc, tủ tài liệu, bàn ghế học sinh…
- Gỗ MFC lõi xanh: ưu điểm của loại này là chống ẩm vì có một loại keo đặc biệt, thường thì MFC lõi xanh sẽ được dùng trong những nơi độ ẩm cao như toilet, tủ bếp,..vì thế MFC lõi xanh sẽ có giá cao hơn loại thường.
Cách phân biệt: gỗ MFC là ván dăm có phủ nhựa Melamine đặc điểm là thô ráp, không mịn và có thể phân biệt qua màu sắc như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen,...
Ván công nghiệp MFC thường(lõi dăm gỗ) phủ melamine
Ưu điểm
Người ta ứng dụng gỗ MFC trong nhiều lĩnh vực nhất là nội thất văn phòng, chung cư, nhà ở, trường học,... nhờ vào những ưu điểm của nó:
- Không cong vênh hay bong tróc còn có thể ngăn mối mọt.
- Những sản phẩm được làm từ gỗ MFC có tuổi thọ kéo dài từ 10 đến 15 năm và chất lượng không đổi theo thời gian.
- Khả năng nổi bật là chống ẩm tốt rất phù hợp ở những nơi có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều.
- Cách âm, cách nhiệt rất tốt.
- Bề mặt melamine nên có bảng màu sắc đa dạng.
- Bề mặt dễ dàng melamine dễ dàng vệ sinh.
- Ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực.
- Thân thiện với môi trường.
- Giá thành hợp lý.
Tìm hiểu: Tủ giày đẹp cho nhà chung cư
Gỗ công nghiệp MFC thường(lõi vàng) và MFC chống ẩm(lõi xanh)
Nhược điểm
- Chịu nước thấp và có thể sẽ bị bung hở nếu như cứ tiếp xúc với nước lâu dài.
- So với bề mặt gỗ tự nhiên thì gỗ MFC không chân thật.
- Độ chịu mài mòn không tốt bằng chất liệu khác.
- Hạn chế về độ dày.
Ứng dụng của gỗ MFC
- Gỗ MFC ứng dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực như văn phòng, nhà ở, bệnh viện, trường học,...
- MFC có rất nhiều gam màu sắc hiện đại và tinh tế như là đen, trắng, nâu...đến những màu sáng, rực rỡ và bắt mắt do đó loại gỗ này xuất hiện nhiều trong nội thất.
Bề mặt melamine phủ lên gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp MDF
MDF tức là Medium Density Fiberboard có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình, được làm từ nguyên liệu như giấy vụn, nhánh cây tạo bột, các chất kết dính và chất bảo vệ gỗ, keo trộn tạo kết dính,...
Gỗ công nghiệp chất lượng MDF không chống ẩm(lõi vàng)
Quy trình sản xuất
Gỗ vụn, nhánh cây tất cả sẽ được cho vào máy và nghiền thành sợi gỗ nhỏ gọi là Cellulose, sau đó đưa qua bồn rửa để rửa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa,...
Tiếp theo đưa vào máy trộn trong đó gồm có keo đặc chủng, chất kết dính, bột sợi gỗ, chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ rồi ép chúng ra thành tấm ván có độ dày khác nhau như 3 ly, 6 ly, 9 ly, 12 ly,... kích thước của mỗi tấm ván sẽ là 1220mm x 2440mm.
Quy trình sản xuất gỗ MDF có 2 dạng đó là khô và ướt mỗi loại sẽ có ưu điểm và nhược điểm khác nhau tùy từng việc đầu tư máy móc và công nghệ sản xuất để chọn ra quy trình hợp lý nhất.
Quy trình sản xuất MDF khô: Các chất keo và phụ gia sẽ được phun và trộn vào bột gỗ bên trong máy trộn sau đó sấy sơ, bột sợi được áo keo trải ra bằng máy rải cào thành 2 đến 3 tầng theo khổ, theo cỡ dày. Sau đó là ép 3 lần ép 3 lớp lại với nhau. Cuối cùng ván đã ép xong mang cắt bỏ biên và chà nhám sau đó phân loại.
Quy trình sản xuất MDF ướt: sau khi phun nước cho ướt hết bột gỗ thì sẽ kết vón thành vẩy tiếp theo sẽ được cào rải và đưa lên mâm ép nhầm ép nhiều lần để tạo độ dày, tấm ván sẽ được đưa vào cán hơi với nhiệt độ cao nhầm nén chặt hai mặt và làm khô.
Phân loại: được phân làm 3 loại là MDF trơn, MDF chịu nước, MDF Veneer.
Gỗ công nghiệp mdf chống ẩm(lõi xanh)
Gỗ công nghiệp HDF
HDF tức là High Density Fiberboard được làm từ 80 đến 85% gỗ tự nhiên phần còn lại là phụ gia giúp tăng kết dính cho gỗ, màu của lõi gỗ có thể là xanh hoặc trắng và không ảnh hưởng gì đến chất liệu của lõi gỗ.
Phân biệt gỗ công nghiệp MDF thường(lõi vàng) và MDF chống ẩm(lõi xanh)
Quy trình sản xuất
Bột gỗ là gỗ tự nhiên được luộc và sấy ở nhiệt độ cao từ 1000 đến 2000 độ C sau đó được xử lý cho hết nhựa và hết nước cùng với dây chuyền hiện đại. Tiếp theo bột gỗ kết hợp với phụ gia giúp tăng độ cứng và chống mối mọt cuối cùng là ép bột gỗ để cho ra thành phẩm.
Ứng dụng của gỗ MDF
Gỗ MDF được ứng dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực như nội thất trong nhà, văn phòng, trường học,... nhờ vào tính ổn định và độ nhẵn mịn mà luôn được người dùng ưu tiên sử dụng
Hy vọng, với những chia sẻ từ IKEADESKVN các bạn đã nắm được cơ bản kiến thức cơ bản nhất để phân biệt được ba loại gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF. Những thông tin này sẽ giúp các bạn lựa chọn những sản phẩm nội thất phù hợp với nhu cầu phân khúc của mình.